Chữa bệnh tăng huyết áp bằng đông y

Chữa bệnh tăng huyết áp bằng đông y hiệu quả

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

  1. Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

1.1. Đại cương

Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mm Hg.

1.2. Phân loại.

1.2.1. Phân loại mức độ theo chỉ số huyết áp (WHO/ISU 1999)

Phân loại HA tâm thu HA tâm trương
Tối ưu < 120 <80
Bình thường <130 <85
Bình thường cao 130-139 85-89
Độ I: Tăng huyết áp nhẹ 140-159 90-99
Nhóm phụ: Tăng huyết áp giới hạn. 140-149 90-94
Độ II: Tăng huyết áp vừa 160-179 100-109
Độ III: Tăng huyết áp nặng. > 180 >110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc >140 <90
Nhóm phụ: Tăng huyết áp giới hạn 140-149 <90

1.2.2. Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh.

– Tăng huyết áp nguyên phát:

Chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, thể này chiếm 90-95% các trường hợp tăng huyết áp.

– Tăng huyết áp thứ phát: có thể do các nguyên nhân sau:

+ Do thuốc: thuốc chống thụ thai, Cam thảo, ACTH, corticoid và một số thuốc khác.

+ Trong thai nghén.

+ Trong một số bệnh thực thể.

* Hẹp cơn động mạch chủ.

* Bệnh thận: Hẹp động mạch thận, viêm cầu thận, viêm bể thận, lao thận, nang thận, thận nước, u thận, đặc biệt  là loại tiết renin, suy thận.

* Bệnh ở thượng thận: Tăng Aldosterol nguyên phát, hội chứng Cushing, u tiết nhiều Corticoid.

* bệnh tủy thượng thận.

1.2.3. Phân loại theo giao đoạn bệnh.

– Giai đoạn I: không có biểu hiện tổn thương cơ quan đích.

– Giai đoạn II: Có ít nhất một trong các biểu hiện tổn thương sau:

* Phì đại thất trái (X quang, siêu âm, điện tim).

* hẹp động mạch đáy mắt ( Salus – Gunn).

* Protein niệu hoặc tăng nhẹ Creatinin huyết tương.

* Mảng vữ xơ những động amjch lớn.

– Giai đoạn III: có các biểu hiện tổn thương trên cơ quan đích như sau:

* Tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim

* Não: tai biến mạch máu não, đột quỵ thoảng qua…

* Mắt: xuất huyết võng mạc, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.

* Thận: suy thận, Creatinin máu tăng trên 2g/dl.

* Mạch máu: Phình tách động mạch, tắc mạch.

1.3. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp.

Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp rất phức tạp, nhìn chung huyết áp phụ thuộc 2 yếu tố chính: cung lượng tim và sức cạn  ngoại vi.

Tăng huyết áp xảy ra khi có tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi, hoặc cả 2 yếu tố đó. Các nghiên cứu cơ bản cho tới nay đều thấy rõ vai trò quan trọng của hệ thần kinh giao cảm, các ion natri và calci cùng vơi hệ Renin – Angiotensin trong việc điều hòa huyết áp.

1.4. Triệu chứng.

1.4.1. Lâm sàng.

– Đau đầu, ù tai, váng đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực trái….

1.4.2. Cận lâm sàng.

– X quang tim phổi: hình ảnh  dày phì đại thất trái, quai động mạch chủ vồng.

– Điện tâm đồ: dày thất trái, nhồi máu cơ tim, suy tim…

– Siêu âm tim: giảm chức năng tâm thu thất trái…

– Xét nghiệm sinh hóa: sự thay đổi của các thành phần lipi máu: tăng Cholesterol, Triglycerid, giảm HDL – C, Ure và Creatinin máu tăng cao.

– Soi đáy mắt: xuất huyết võng mạc, phù gai nhị…

1.5. Chẩn đoán.

Chẩn đoán xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu > 140 mmHg, huyết áp tâm trương > 90mmHg.

1.6. Điều trị bệnh tăng huyết áp.

Thuốc điều trị tăng huyết áp bao gồm các thuốc ức chế giao cảm, thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc cấp cứu cho tăng huyết áp kịch phát (HA > 200/110 mmHg) Cho

ngay:

– Thuốc lợi tiêu : Lasix x 20 mg tiêm tĩnh mạch.

– Adalat 5-10mg chích thũng nang thuốc, hỏ 3-5 giọt dưới lưỡi.

Tác dụng hạ áp sau 3-5 phút. Nếu sau 30 phút huyết áp chưa xuống thì nhỏ thêm vài giọt. Không nhỏ nhiều Adalat có thể gây tụt huyết áp đột ngột.

Cần thận trọng khi dùng Adalat cùng Nitrat.

Sau khi hết cơn tăng huyết áp kịch phát, có thể dùng các thuốc sau:

– Hypothiazid 25mg/ngày, cần bổ sung:

* Thuốc ức chế Beepha: Allocardyl 40-80 mg/ngày.

* Thuốc ức chế Anpha: Minipress 1mg liều bắt đầu ½ viên rồi tăng dần, lưu ý hạ áp tư thế đứng.

* Thuốc ức chế calci: Isoptin 240mg, Amlor 5mg/ ngày.

* Thuốc ức chế men chuyển: caporil 25-30 mg/ngày, Coversyl 4-8mg/ngày.

Chữa bệnh tăng huyết áp bằng đông y
Chữa bệnh tăng huyết áp bằng đông y
  1. Y HỌC CỔ TRUYỀN.

2.1. Bệnh danh.

Trong Y văn của Y học cổ truyền không có bệnh danh tăng huyết áp. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng thì bệnh này thuộc phạm vi các chứng “Huyễn vững”, “Can dương vượng”.

2.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh.

Theo quan niệm Y học cổ truyền, nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp là do các yếu tố chính sau:

– Yếu tố tinh thần: do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí không hứ thái, lo nghĩ tức giận khiến can khí nội uất, uất lâu hóa hảo làm hao tổn can âm. Âm không liễm được dương, can dương nhiễu loãn lên trên làm đầu đau, mắt đỏ và xuất hiện những cơn bốc hảo. can và thận có quan hệ mật thiết vớ nhau, hảo nung đốt phần âm của can thận dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng.

– Yếu tố ăn uống (ẩm thực bất điều) : do ăn uống nhiều các chất cao lương mỹ vĩ,các chất ngọt béo làm tổn thương tỳ vị, kiện chức năng vận hóa của tỳ giảm mà dẫn tới đàm thấp nội sinh nên phát bệnh. Hoặc uống rượu nhiều làm cho thấp rọc sinh ra lâu ngày  hóa nhiệt, nhiệt nung nấu tân dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức ằng kiện vận của tỳ vị, hậu quả tạo một vòng xoắn bệnh lý làm cho thanh dương bất thằng,trọc âm bất giáng mà gây nên chứng huyễn vưỡng.

2.3. Biện chứng luận trị bệnh tăng huyết áp

2.3.1 Thể can dương thượng xung ( can hỏa thịnh)

* Chứng trạng.

Đau đầu, choáng váng, tính tình nóng nảy, mặt đỏ mắt đỏ, mất ngủ, miệng khô đắng, đại tiện táo bón, lưỡi rêu vàng nhớt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền có lực.

* Pháp điều trị

Bình can tiềm dương, tư âm giáng hảo.

* Bài thuốc.

Long đởm tả can thang (Y tông kim giám) gia giảm.

Long đởm thảo 9g Hạ khô thảo 15g
Từ thạch 30g Cảo bản 9g
Hoàng cầm 9g Xuyên khung 10g
Cúc hoa 9g Tang chi 30g

* Ý nghĩa bà thuốc.

Logn đởm tahor tả nhiệt ở can đởm, Hoàng cầ đắng lạnh để tả hỏa, Cúc hoa thanh can, Từ thạch hạ giáng, tiềm dương. Nếu đầu đau như bứa bổ gia Linh dưỡng 1,5g, Buồn nôn, nôn mửa, co giật, hôn mê thêm Chí bảo đơn hoặc Thần tê đơn 1 viên, thanh nhiêt khai khiếu.

2.3.2. Thể can thận âm hư.

* Chứng trạng.

Đau đầu, choáng váng, ù tai, hoa mắt, mất ngủ, tim hồi hộp, lòng bàn tay chân nóng, lưng gối đau mỏi, tính tình dễ cáu gắt, hay quên, lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch huyền tế hoặc trầm tế,

* Pháp điều trị.

Tư âm giáng hỉa, bổ ích can thận.

* Bài thuốc:  Tân châu mẫu hoàn (Bản sự phương) gia giảm.

Trân châu mẫu 30g Sinh địa 10g
Xuyên thạch hộc 30g Câu đằng 10g
Câu kỷ căn 10g Đương quy 10g
Dạ giao đằng 12g Hoàng bá 10g

* Ý nghĩa bài thuốc.

Trân châu mẫu, Câu đằng bình can thanh nhiệt, Sinh địa, Thạch hộc dưỡng âm nhuận táo, Hoàng bá tả hảo, Câu kỷ căn, Dạ giao đằng dưỡng can thận, yên tâm thần, Đương quy dưỡng huyết hoạt huyết.

2.3.3. Thể âm dương đều hư.

* Chứng trạng.

Mệt mỏi, choáng váng, mặt và mi mắt nặng, 2 chi dưới phù đau mỏi thắt lưng, tiểu đem nhiều, lưỡi bệu, bè, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế nhược. Thể này hay gặp ở người bệnh cao tuổi hoặc phụ nữ giai đoạn tuyệt kinh.

* Pháp điều trị.

Bổ thận tiềm dương.

2.3.3.1. Thiên về âm hư.

* bài thuốc: Kiến ngõa thang gia giảm.

Sinh địa 12g Long cốt 12g
Mẫu lệ 30g Bá tử nhân 10g
Bạch thược 10g Ngưu tất 10g
Tiên linh tỳ 12g

* ý nghĩa bài thuốc:

Long cốt mẫu lệ liễm dương ích âm. Địa hoàng, Ngưu tất tư thận dưỡng can, Bạch thược hòa dinh tiềm dương, Tiên linh tỳ tác dụng giáng áp mạnh. Nếu giai đoạn chuyển đổi lứa tuổi ở người bệnh cao tuổi mà xung nhâm mất điều hòa, có thể dùng bài thuốc này gia giảm thêm Tri mẫu, Hoàng bá…

2.3.3.2. Thiên về dương hư.

* bài thuốc: Địa hoàng ẩm tử (Tuyên minh luận) gia giảm.

Phụ tử 9g Quế chi 9g
Thỏ ty tử 12g Ngũ vị tử 5g
Sinh địa 10g Mạch môn 12g
Nữ trinh tử 12g

* ý nghĩa bài thuốc:

Địa hoàng, Mạch đông, Ngũ vị tử tư thận dưỡng can, phụ tử, quế chi ôn dương tán hàn, thở ty tử, nữ trinh tử bổ thận ích can.

2.3.4. Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp khác.

* Một số bài thuốc kinh nghiệm.

– Độc vị: Có thể dùng những vị tác dunjh giáng áp: hán phòng kỷ, Bát lý ma, Lá bố diệp, Tiểu kiếm thảo, Cúc hoa, Đỗ trọng, Hạ khô thảo, Câu đằng, Địa long…Thích hợp dùng cho cao huyết áp giai đoạn đầu.

– Đối với bệnh nhân cao huyết á thể can dương vượng có thể dùng: tả kim hoàn, Đương quy long kim hoàn, tả thanh hoàn, Liều dùng 5-10g, chia 2 lần/ngày, uống với nước ấm.

– Đối với bệnh nhân cao huyết áp thể can dương vượng có thể dùng :Tri bá địa hoàng hoàn. Kỷ cúc địa hoàng hoàn, Liều dùng 12-18g chia 2 lần/ngày, uống với nước muối nhạt.

* Phương pháp châm cứu.

– Các huyệt vị tác dụng giáng áp: Khúc trì, Túc tam lý, Tam âm giao, Bách bộ, Nội quan, Liệu trình châm 10 ngày, mỗi ngày 1 lần.

2.4. Phòng bệnh.

– Tránh các xúc cảm tâm lý âm tính, các trạng thái Stress căng thẳng.

– Chế độ ăn: Kiêng mỡ động vật, ăn giảm muối, tăng cường hoa quả, dầu thực vật.

– Kiểm tra huyết áp định kỳ, phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp từ khi chưa có dấu hiệu lâm sàng, kịp thời điều trị từ giai đoạn sớm của bệnh.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật đối với nhịp tim và huyết áp · Huyết áp tăng cao · Nhịp tim hay thay đổi đột ngột, tim đập nhanh
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật đối với nhịp tim và huyết áp · Huyết áp tăng cao · Nhịp tim nhanh

Leave a Comment