bệnh suy tim

Suy tim theo y học hiện đại

                                                 SUY TIM

I. ĐẠI CƯƠNG

Suy tim là một hội chứng bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh về tim mạch như bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh và một số bệnh có ảnh hưởng nhiều đến tim.

Khi có suy tim, cung lượng tim bao giờ cũng giảm. Ngay cả một số thể suy tim đặc biệt co cung lượng tim cao (bệnh Basedow, thiếu máu nặng…) thì dung lượng van tim vẫn bị giảm nếu so với lúc chưa bị suy tim và so với nhu cầu của cơ thể.

Vì vậy, người ta có thể định nghĩa:

– Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.

Gần đây trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của suy tim, về tính năng và tác dụng của một số loại thuốc mới trong việc điều trị suy tim, người ta đã thu được nhiều kết quả khả quan trong việc điều trị hội chứng này.

II. SINH LÝ BỆNH.

Qua nghiên cứu, người ta đã hiểu rõ được cung lượng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố:

– Tiền gánh: là khối lượng máu trở về tâm thu.

– Sức co bóp của cơ tim.

– Hậu gánh: là sức cản hệ thống mạch máu đối với sự co bóp của tâm thất.

– Tần số tim.

1. Tiền gánh ( Precharge).

Tiền gánh được đo bằng thể tích (hoặc áp lực) cuối tâm trương của tâm thất.

Tiền gánh là yếu tố quyết định mức độ kéo dài sợi cơ tim trong thời kỳ tâm trương trước lúc tâm thất co bóp.

Tiền gánh phụ thuộc vào:

– Áp lực đầy thất, tức là lượng máu tĩnh amcjh trở về tâm thất.

– Độ giãn của tâm thất (compliance) nhưng ở mức độ ít quan trọng hơn.

2. Sức co bóp của cơ tim.

Trên cơ sở thực nghiệm của Starling, ta có thể hiểu được mối tương quan giữa áp lực (hay thể tích) cuối tâm trương trong tâm thất với thể tích nhát bóp. Cụ thể là:

– Khi áp lực (hay thể tích) cuối tâm trương trong tâm thất tăng, theo luật Starling, sẽ làm tăng sức co bóp của cơ tim và thể tích nhát bóp sẽ tăng lên.

– Nhưng đến một mức độ nào đó, thì dù áp lực (hay thể tích) cuối tâm trương của tâm thất có tiếp tục tăng đi nữa, thì thể tích nhát bóp cũng sẽ bị giảm đi.

Qua đây ta có thể hiểu được một vấn đề quan trọng trong suy tim là: áp lực (hay thể tích) cuối tâm trương tăng trong tâm thất do các nguyên nhân khác nhau, sẽ làm thể tích nhát bóp tăng, nhưng sau một thời gian sẽ có thể dẫn đến suy tim và thể tích nhát bóp sẽ giảm đi. Tim càng suy thì thể tích nhát bóp sẽ càng giảm.

3. Hậu gánh.

Hậu gánh là sức cản của các động mạch ngoại vi với sự co bóp của tâm thất. Sức cản càng cao thì sự co bóp của tâm thất càng phải lớn. Nếu sức cản thấp quá có thể làm giảm sự co bóp của tâm thất, nhưng nếu sức cản tăng cao sẽ lại làm giảm cung lượng tim và làm tăng công cũng như tăng mức tiêu thì oxy của cơ tim.

4. Tần số tim.

Trong suy tim, lúc đầu nhịp tim tăng lên, sẽ có tác dụng bù trừ tốt cho tình trạng giảm thể tích nhát bóp và qua đó sẽ duy trì được cung lượng tim.

Nhưng nếu nhịp tim tăng quá nhiều, thì nhu cầu oxy xủa cơ tim sẽ lại tăng cao, cơ tim sẽ càng suy yếu đi một cách nhanh chóng.’

Đứng về mặt sinh lý bệnh, trong suy tim có hai hậu quả chính về phương diện huyết động:

– Cung lượng của tim bị giảm đi, tức là khối lượng máu từ tim đi ra các cơ quan ngoại biên trong một phút bị giảm đi.

– Áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao, làm cho máu ứ trệ lại ở nhiều phủ tạng.

+ Về mặt phân loại suy tim, ta có hai loại chính: suy tim trái và suy tim phải. Mỗi loại này lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau cũng như những đặc điểm riêng biệt về mặt triệu chứng học. Ngoài ra ta còn có loại suy tim toàn bộ, nó phối hợp những triệu chứng của hai loại suy tim nói trên.

III. NGUYÊN NHÂN.

A. SUY TIM TRÁI.

1. Tăng huyết áp động mạch.

Là nguyên nhân thường gặp nhất trong việc gây ra suy tim trái. Chính tăng huyết áp đã làm cho cản trở sự tống máu của thất trái tức là làm tăng hậu gánh.

2. Một số bệnh van tim.

– Hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp với nhau.

– Hở van hai lá.

3. Các tổn thương cơ tim.

– Nhồi máu cơ tim.

– Viêm cơ tim do thấp tim, nhiễm độc, hay nhiễm khuẩn.

– Các bệnh cơ tim.

4. Một số rối loạn nhịp tim.

Có 3 loại nhịp tim chủ yếu có thể đưa đến bệnh cảnh suy tim trái:

– Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhất là cơn rung nhĩ nhanh hay cơn cơn cuồng động nhĩ (Flutter).

– Cơn nhịp nhanh thất.

– Bloc nhĩ – thất hoàn toàn.

5. Một số bệnh tim bẩm sinh.

– Hẹn eo động mạch chủ.

– Còn ống động mạch.

– Ống nhĩ – thất chung….

Chú ý: Trường hợp hẹp van hai lá, do tăng cao áp lực trong nhĩ trái và mao mạch phổi nên có thể dẫn đến những triệu chứng giống như của suy tim trái. Nhưng sự thực thì hẹp hai lá đơn thuần không thể gây được suy tim trái theo đúng nghĩa của nó vì hẹp hai lá đã tạo nên một sự cản trở tâm thất trái lại bị giảm hơn bình thường. Tâm thất trái không bị tăng gánh nặng lên không suy được.

B. SUY TIM PHẢI.

1. Các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực, cộ sống.

– Các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn bệnh canh của tâm phế mạn.

– Nhồi máu phổi, gây ra bệnh cảnh của tâm phế cấp.

– Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.

– Gù vẹo cột sống và các dị dạng lồng ngực khác.

2. Các nguyên nhân về tim mạch.

– Hẹp van hai lá là nguyên nhân thường gặp nhất.

– Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp động mạch phổi, tam chứng Fallot. Một số bệnh tim bẩm sinh khác có luồng Shunt trái – phải (thông liên thất, thông liên nhĩ…)đến giai đoạn muộn sẽ có biến chứng tăng áp động mạch phổi và gây suy tim phải.

– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van ba lá.

– Một số nguyên nhân ít gặp: u nhầy nhĩ trái, vỡ túi phình xoang Valsava vào các buồng tim bên phải…

Chú ý: Trường họp tràn màng dịch ngoài tim hoặc viêm màng ngoài tim co thắt sẽ có những biểu hiện lâm sàng giống như trong suy tim phải, như tnghực chất đó chỉ là những trường hợp thiểu năng tâm trương chứ không phải là suy tim phải theo đúng nghĩa của nó.

C. SUY TIM TOÀN BỘ

– ThưỜNG gặp nhất là các trường hợp suy tim trái tiến triển thành suy tim toàn bộ.

– Các bệnh cơ tim giãn.

– Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim.

– Cuối cùng cần phải nhắc tới một số nguyên nhân đặc biệt gây suy tim toàn bộ với “lưu lượng tim tăng”.

+ Cường giáp trạng.

+ Thiếu máu nặng,

+ Thiếu Vitamin B1.

+ Rò động – tĩnh mạch.

IV. CHẨN ĐOÁN SUY TIM

A. SUY TIM TRÁI.

1. Lâm sàng.

A, Triệu chứng cơ năng.

– Khó thở: là triệu chứng thường gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở sẽ xẩy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở, nên thường phải ngồi dậy để thở.

+ Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở đến một cách dần dần, nhưng nhiều khi khó thở lại ập đến một cách đột ngột, khó thở dữ dội như trong cơn hen tim hay cơn phù phổi cấp.

– Ho:

+ Hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức.

+ Thường là ho khan, nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn với một tý máu tươi.

– Để đánh giá được mức ssooj suy tim căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, hội Tim mạch Nữu ước (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, đã đề nghị chia suy tim thành 4 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn I: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào cả, vẫn sinh hoạt và hoạt động về thể lực gần như bình thường.

+ Giai đoạn II. Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắn sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động về thể lực.

+ Giai đoạn III: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động về thể lực.

+ Giai đoạn IV: các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

B, Triệu chứng thực thể:

Khám tim:

– Nhìn và sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái.

– Nge tim: ngoài triệu chứng có thể gặp của một số bệnh van tim đã gây nên suy tim trái, ta hường thấy 3 dấu hiệu.

+ Nhịp tim nhanh.

+ Có thể nge thấy tiếng ngựa phi.

+ Cũng thường thấy có một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mõm, dấu hiệu của hở hai lá cơ năng vì buồng thất trái bị giãn to.

Khám phổi:

– Thường thấy có một số ran ẩm ở hai đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim ta có thể nge được nhiều ran rít và ran ẩm ở phổi, conftrong trường hợp phù phổi cấp ta sẽ nge thấy rất nhiều ran ẩm to nhỏ hạt từ hai đáy phổi cấp ta sẽ nge thấy rất nhiều ran ẩm to nhỏ hạt từ hai đáy phổi dâng nhanh lên khắp hai phế trường như “thủy triều dâng”.

Trong đa số các trường hợp, huyết áp động mạch tối đa thường bị giảm xuống, huyết áp tối thiểu bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường bị nhỏ lại.

2. Cận lâm sàng.

A, X.quang:

– Tim to ra, nhất là các buồng tim bên trái. Trên phim thẳng: tâm thất trái giãn, biểu hiện bằng cung dưới bên thái hơi phồng và bị kéo dài ra.

– Cả hai phổi đều mờ, nhất là ở vùng rốn phổi.

Đôi khi vó thể gặp hình ảnh đường Kerley (do phù các tổ chức của hệ thống bạch huyết ở phổi) hoặc hình ảnh “cánh bướm” kinh điển ở quanh rốn phổi ( trong trường hợp có phù phổi).

B, Điện tâm đồ:

– Thường chỉ thấy những dấu hiệu thể hiện có tăng gánh ủa các buồng tim trái.

– Trục trái, dày nhĩ trái và dày thất trái.

C, Siêu âm tim:

– Thường thấy kích thước các buồng tim trái (nhĩ trái và nhất là thất trái) giãn to.

Ngoài ra siêu âm tim còn giúp cho ta biết được sựu co bóp của các vách tim cũng như đánh giá được chính xác chức năng của tâm thất trái.

Trong nhiều trường hợp, siêu âm tim còn giúp cho ta khẳng định được một số nguyên nhân đã gây ra suy tim trái như: các tổn thương của van động mạch chủ, bệnh cơ tim…

D, Thăm dò huyết động:

Nếu có điều kiện thông tim và chụp mạch – tim sẽ cho phép ta:

– Đánh giá mức độ suy tim trái thông qua việc đo chỉ số tim (bình thường : 3 – 3,5 l/phút/m2) đo áp lực cuối tâm trương của tâm thất trái.

– Đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim.

B. SUY TIM PHẢI.

1. Lâm sàng.

A, Triệu chứng cơ năng.

– Khó thở: ít hoặc nhiều nhưng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái.

– Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức ở vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).

B, Triệu chứng thực thể:

Chủ yếu là những dấu hiệu của ứ máu ở ngoại biên:

– Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì thấy đau.

– Lúc đầu, gan nhỏ đi khi được điều trị và gan to lại trong đợt suy tim sau, nên còn gọi là gan “đàn xếp”. Về sau, do ứ máu lâu, nên gan không thu nhỏ được nữa và trở nên cứng.

– Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính.

– Áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực tĩnh amjch ngoại biên đều tăng cao.

– Tím da và niêm mạc: tím là do máu ứ trệ ở ngoại biên, nên lượng hemoglobin khử tăng lên ở trong máu. Tuy theo mức độ suy tim mà tím nhiều hay ít. Nếu suy tim nhẹ thì chỉ thấy tím ít ở môi và đầu chỉ. Còn nếu suy tim nặng thì co thể thấy tím rõ ở toàn thân.

– Phù: phù mềm. lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể phù toàn thân, thậm chí có thể thêm tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, cổ trướng…).

– Bệnh nhân thường đái ít ( khoảng 200-500 ml/ngày). Nước tiểu sẫm màu.

– Khám tim:

+ Sờ : có thể thấy dấu hiệu Haztzer (tâm thất phải đập ở vùng mũi ức), nhưng không phải bệnh nhân nào cũng xó dấu hiệu này.

+ Nghe : ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, ta có thể nge thấy:

– Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có thể nge được tiếng ngựa phi phải. 

CŨng có hki nge thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng.

Khi hít vào sâu thì tiếng thổi này thường rõ hơn. (dấu hiệu Rivero Carvalho).

– Huyết áp động mạch tối đa bình thường, nhưng huyết áp động mạch tối thiểu thường tăng lên.

2. Cận lâm sàng

Trên phim tim phổi thẳng:

– Cung dưới phải (thể hiện nhĩ phải) giãn.

– Mỏm tim nâng cao hơn phía trên của vòm hoành trái, do tâm thất phải giãn.

– Động mạch phổi cũng giãn to.

– PHổi mờ nhiều do ứ máu ở phổi.

Trên phim nghiêng trái: thất phải to làm cho khoảng snags sau xương ức bị hẹp lại.

B, Điện tâm đồ:

Thường thấy các dấu hiệu của trục phải, dày nhĩ phải, dày thất phải.

C, Siêu âm tim.

– Chủ yếu thấy kích thước thất phải giãn to.

– Trong nhiều trương hợp có thể thấy các dấu hiệu của tăng áp lực động amjch phổi.

D, Thăm dò huyết động.

Nếu có điều kiện thông tim phải, ta có thể thấy.

– Áp lực cuối tâm trương của tâm hất phải tăng (thường là trên 12 mmHg).

– Áp lực động mạch phổi thường cũng tăng.

C. SUY TIM TOÀN BỘ

Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng.

– Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.

– Tĩnh mạch cổ nổi to.

– Áp lực tĩnh mạch tăng rất cao.

– Gan to nhiều.

– Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ trướng. Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở nên bị kẹt.

– X.quang: tim to toàn bộ.

– Điện tâm đồ: có thể có biểu hiện dày của hai thất.

V. ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Điều trị suy tim bao gồm:

– Những biện pháp điều trị chung cho các loại nguyên nhân đã gây ra suy tim, nhằm giảm ứ trệ tuần hoàn và tăng cường khả năng co bóp của cơ tim.

– Những biện pháp điều trị đặc hiểu áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, tùy theo nguyên nhân của suy tim.

A. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG.

1. Chến độ nghỉ ngơi,

Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của tim.

Nói chung bệnh nhân cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức. Trong trường hợp suy tim nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Khi hoàn cảnh cho phép, chúng ta nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp và làm một số động tác, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là ở 2 chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ tắc nghẹn mạch thường hay gặp trong suy tim.

2. Chế độ ăn nhạt.

Chế độ ăn nhạt là cần thiết, vì muối ăn (NACL) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn gây tăng gánh nặng cho tim.

Với các trường hợp suy tim nặng, phù nề,chỉ được dùng tới 0,5g muối ăn/ngày.

Trong các trường khác, cũng chỉ dùng rất hạn chế muois (1-2g muối/ngày).

3. Thuốc lợi tiểu.

Các thuốc lợi tiểu sẽ tăng cường đào thảo muối và nước, do đó sẽ làm giảm bớt tiền gánh.

Có rất nhiều các loại lợi tiểu khác nhau, nhưng trong suy tim gnuoiwf ta thường dùng mọt trong ba loại lợi tiểu sau:

– Hypothiazid (Hydrochlorothiazide).

+ Là thuốc có tác dụng lợi tiểu vừa phải và kéo dài, nên hay được dùng trong các trường hợp suy tim mạn tính.

+ Thuốc gây đào thải nhiều kali ra nước tiểu, nên khi dùng thuốc này phải cho uống thêm kali clorua.

– Lasix (Furosemid).

+ Là một loại lợi tiểu mạnh, tác dụng nhanh, nên thường được dùng trong trường hợp suy tim trái cấp avf trong các thể suy tim khong hooig phục đã kháng tại thuốc lợi tiểu khác.

+ Thuốc cũng gây đào thải nhiều kali, nên cần phải cho thêm kali clorua, để tránh bị hạ kali máu.

– Aldactone (Spironolactone).

+ Là loại thuốc lợi tiểu trung bình, có đặc điểm là không làm mất kali như nhiều thuốc lợi tiểu khác.

+ Thường dùng loại này khi có phù kéo dài hoặc điều trị bằng các loại thuốc lợi tiểu khác không thấy có kết quả.

– Hiện nay người ta còn hay dùng một số laoij thuốc phối hợp cả lợi tiểu nhóm Thiazid với Spironolactone (Aldactazine) hoặc với một loại lợi tiểu giữ kali (Moduretic), tương đối dễ sử dụng và có kết quả tốt.

4. Thuốc trợ tim.

Người ta thường sử dụng các glucozid trợ tim thuộc nhóm Digitalis và Strophantus.

Các loại trợ tim thuộc nhóm Digitalis có những đặc tính sau: làm tăng sức co bóp của cơ tim, almf chậm nhịp tim, làm giảm dẫn truyền các xung động ở tim và làm tăng tính kích thích của cơ tim.

– Trong trường hợp suy tim cấp tính, người ta dùng một số loại thuốc trợ tim có tác dụng nhanh, tiêm tĩnh mạch như: Uabain (Ouabaine) hoặc thường hơn cả là lanatosid C, mà biệt dược thường dùng là Isolanid, Cedilanide…

– Trong trường hợp suy tim mạn tính,người ta thường dùng một trong hai laoij thuốc trợ tim sau:

+ Loại tác dụng chậm nhưng kéo dài, đào thải cũng chậm: digitoxin hay Digitalin (Acetyl – digitoxine).

+ Loại tác dụng và thải trừ đều tương đối nhanh:

Thường người ta thích dùng loại digoxin hơn vì thuốc đào thải tương đối nhanh nên đỡ gây nhiễm độc mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.

5. Các thuốc giãn mạch

– Gần đây, bên cạnh các thuốc kinh điển như thuốc trợ tim, lợi tiểu, gnuoiwf ta đã dùng thuốc giãn mạch trong điều trị suy tim và đã thấy có hiệu quả trong nhiều trường hợp mà các thuốc kinh điển tỏ ra ít hoặc không có tác dụng.

Các thuốc giãn mạch làm giảm trương lực tĩnh mạch hay tiểu động mạch, do đó làm giảm tiền gánh, bớt ứ đọng máu trong tâm thất hay giảm hậu gánh để cải thiện hoạt đồn của tim, tăng thể tích tâm thu, giúp cho tim suy yếu lại được hoạt động của tim, tăng thể tích tâm thu, giúp cho tim bị suy yếu lại được hoạt động trong các điều kiện thuận lợi hơn.

– Nói chung, không được dùng các thuốc giãn mạch khi huyết áp động mạch tối đa dưới 90mmHg.

– Người ta thường chia ra làm 3 loại thuốc giãn mạch:

A, Loại tác dụn gchủ yếu lên tĩnh mạch, làm giảm tiền gánh:

Thường dùng nhất là các dẫn xuất của nhóm Nitre:

– Risordan (Isosorbide dinitrate).

– Lenitral: trinitrin.

B, Loại tác dụng chủ yếu lên động mạch, làm giảm hậu gánh.

– Nepressol (Dihydralazin): làm giãn cơ trơn thành động mạch, đặc biệt là các tiểu động mạch.

– Các thuốc ức chế calci: có tác động đến hoạt động của ion calci, làm cho tế bào thiếu hẳn calci cần thiết cho quá trình co cơ, do đó sẽ làm giãn cơ trơn thành động mạch.

Tuyệt đối không dùng Isoptin (Verapamil) trong trường hợp suy tim, vì thuốc làm giảm nhiều sức co bóp của cơ tim, nên rất nguy hiểm.

C, Loại tác dụng chủ yếu lên cả động mạch và tĩnh mạch.

– Natri nitroprussiat: gây giãn trực tiếp cơ trơn ở cả thành động mạch và tĩnh mạch.

– Minipress (Prazosine): thuốc làm giãn cả động mạch và tĩnh amcjh do ức chế các cảm thụ alpha 1 sau synap của các sợi thần kinh giao cảm.

Hay dùng thuốc này trong các trường hợp suy tim mạn tính đã trơ với các phương pháp điều trị khác.

– Các thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin (Les Inhibiteurs de L’Enzyme de Conversion):

Chúng có tác dụng ức chế sự tổng hợp angiotensin II là một chất gây co mạch, do đó làm giãn các mạch ngoại vi nhiều.

Các thuốc thường được dùng là:

– Lopril, Captolan (Captopril).

– Renitc (Enalapril).

– Coversyl (Perindopril).

6. Các Amin giống giao cảm (Las amines sympathomimetiques).

– Thường dùng loại Dopamine hay tốt hơn cả là Dobutamine (Dobutrex).

– Dobutamin làm tăng sức co bóp của cơ tim, làm tăng cung lượng tim, nên cũng hay được dùng trong các trường hợp sốc do nguyên nhân tim hay suy tim lâu ngày đã trơ với các thuốc khác.

7. Thuốc chống đông.

Trong suy tim, máu thường ứ lại ở các cơ quan ngoại biên nên rất dễ tạo thành những cục máu đong trong hệ thống tuàn hoàn và từ đó dễ gây ra những tai biến tắc nghẽn mạch. Vì vậy, người ta phải dùng các thuốc chống đông không những trong những trường hợp cấp tính như tắc động mạch phổi, anox, chi…mà còn phải điều trị dự phòng trong accs trường hợp suy tim, tim to,nhất là trong trường hợp có thêm loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ.

Bên cạnh heparin, được sử dụng trong những trường hợp có tắc mạch cấp, người ta còn sử dụng các loại thuốc chống đông thuộc nhóm kháng vitamin K.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật đối với nhịp tim và huyết áp · Huyết áp tăng cao · Nhịp tim hay thay đổi đột ngột, tim đập nhanh
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật đối với nhịp tim và huyết áp · Huyết áp tăng cao · Nhịp tim nhanh

Leave a Comment